Nâng tầm kiến thức #1 : Công nghệ CNC là gì? Ưu, nhược điểm & cách hoạt động của máy vận hành CNC

Nâng tầm kiến thức #1 : Công nghệ CNC là gì? Ưu, nhược điểm & cách hoạt động của máy vận hành CNC

Công nghệ CNC là gì? Ưu, nhược điểm & cách hoạt động của máy vận hành CNC

1. CNC là gì?

CNC là tắt của cụm từ Computer Numerical Control, đây là kỹ thuật gia công cơ khí được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hiện đại. Công nghệ CNC sử dụng máy CNC vận hành tự động bằng cách lập trình bằng hệ thống máy tính.

cnc là gì

Thông thường CNC sẽ được dùng vào các loại máy móc, tạo hình sản phẩm như: Máy mài, máy phay, máy tiện, máy in và có cả máy cắt. Công nghệ CNC là sử dụng phần mềm máy tính để điều khiển hoạt động của máy cắt cơ khí trong quá trình gia công, tạo hình chi tiết máy, bộ phận máy móc, thiết bị. Thời gian trước, các loại máy móc kiểu cũ hoạt động được nhờ vào bánh xe, đòn bẩy. Đặc biệt nó cũng hỗ trợ con người có thể hoàn thành công việc đơn giản nhưng độ chính xác không quá cao. Trong khi đó, máy CNC được hoạt động nhờ sự điều khiển của chương trình máy tính, cũng nhờ đó mà nó thực hiện được công việc đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối.

2. Các loại máy CNC

Căn cứ vào loại máy và hệ thống điều khiển thì máy CNC được chia thành những loại như sau:

  • Máy tiện CNC: Máy tiện sẽ gồm 2 phần chính, một bộ phận cố định phôi (có thể quay) và một bộ phận lắp dụng cụ cắt có thể di chuyển tạo thành các đường cắt ở vị trí khác nhau để thành hình dạng mong muốn.
  • Máy phay CNC: Đây là thiết bị sử dụng dao cắt quay tròn để loại bỏ vật liệu ra khỏi phôi. Nó sẽ gồm 2 loại là nằm dọc và nằm ngang để phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Trong đó, dao cắt sẽ được điều khiển bằng phần mềm máy tính và có thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau để gọt cắt đồ vật.
  • Máy mài CNC: Tác dụng của máy mài chính là mài dao cùng các bộ phận dao cắt của máy móc công nghiệp. Loại máy này có thể sử dụng với các vật liệu có độ cứng cao, vật liệu dễ vỡ, đặc biệt khả năng xử lý của nó có độ chính xác cao.
  • Máy khoan CNC: Riêng về máy khoan lại được chế tạo với rất nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước vật cần khoan. Máy này khoan được nhiều loại vật khác nhau, khoan nhiều vị trí cùng lúc mà vẫn có thể đảm bảo độ chính xác.
  • Máy cắt CNC: Cũng nhờ vào việc được điều khiển bằng chương trình máy tính nên máy cắt có độ chính xác rất cao. Không chỉ vậy nó còn tạo ra được những vết cắt gọn gàng, đúng vị trí với tốc độ cực nhanh.

công nghệ cnc là gì

Ngoài ra, còn có khá nhiều loại máy được ứng dụng công nghệ CNC như: Máy in 2D, máy in 3D, máy bào rãnh, máy doa, máy đột dập,… Chúng đều có khả năng giúp con người tối ưu các công việc liên quan đến cơ khí một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.

3. Nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC

Để sử dụng được máy CNC hiệu quả thì bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó. Máy cắt CNC hoạt động được là nhờ vào sự điều khiển của chương trình máy tính cài đặt sẵn. Một khi máy cắt hoạt động thì chương trình sẽ xử lý dữ liệu và điều khiển các bộ phận dao cắt di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau. Điều này để thực hiện công việc cắt gọt phôi cơ khi theo đúng chương trình đã cài trước đó.

Có thể nói, máy cắt CNC có khá nhiều loại khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có chung một nguyên lý hoạt động như sau:

  • Mũi cắt gắn vào trục chính của máy, mỗi máy có thể hoạt động được một hoặc nhiều trục chính. Trục này có thể di chuyển mang dao cắt đến các vị trí khác nhau dưới sự điều khiển của máy tính.
  • Vật cần phải cắt (phôi) sẽ được giữ chặt và cố định trên giá đỡ. Đồng thời giá đỡ này cũng có thể cố định hoặc quay quanh trục để hướng lưỡi cắt đến các vị trí khác nhau.

4. Ưu, nhược điểm của công nghệ CNC

Như đã nói ở trên, sự ra đời của công nghệ CNC có đóng góp vô cùng quan trọng đối với ngành cơ khí nói riêng và các ngành công nghiệp chế tạo khác nói chung bởi những ưu điểm lớn. Tuy nhiên, CNC vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm nhất định.

khái niệm cnc

4.1 Ưu điểm

  • Độ chính xác của công nghệ CNC vô cùng cao: Nếu như trước đây máy móc chỉ giúp đỡ con người làm những việc đơn giản, không yêu cầu độ chính xác cao. Trong khi đó, công nghệ CNC có thể thực hiện các thao tác phức tạp hơn như: Cắt, gọt, mài,… Đặc biệt nó có độ chính xác gần như tuyệt đối. Không chỉ vậy, máy in 3D còn cho ra được các sản phẩm sao y bản chính.
  • Có tốc độ cực kỳ cao: Thông thường việc gia công đối với vật liệu cứng hay dễ vỡ là điều vô cùng khó khăn, ngay cả được làm thủ công. Khi xảy ra một lỗi nhỏ có thể khiến sản phẩm vỡ, hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, với máy CNC, công đoạn này được thực hiện nhanh chóng, đơn giản hơn mà không sợ xảy ra lỗi.
  • Có tính linh hoạt rất cao: Đối với máy CNC, bạn chỉ cần cài đặt chương trình điều khiển là máy sẽ hoạt động theo đúng quy trình đề ra. Trong trường hợp muốn thay đổi thao tác người dùng thì chỉ cần đổi lại chương trình cài đặt là được.

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì máy CNC cũng tồn tại vài nhược điểm nhất định:

  • Giá thành của máy CNC cao: Hiện nay các loại máy CNC hoạt động công nghệ hiện đại, tiên tiến có giá bán tương đối cao, chi phí lớn. Vì thế sẽ rất khó áp dụng với xưởng sản xuất quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình.
  • Chi phí sửa chữa cao: Trên thực tế máy CNC rất ít khi hỏng hoặc có sự cố. Thế nhưng một khi có vấn đề xảy ra cần bảo trì hoặc sửa chữa thì chi phí sẽ khá cao. Chính vì thế mà trước khi sử dụng doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về quy trình hoạt động cũng như cơ chế để tránh trường hợp tổn thất chi phí.
  • Yêu cầu trình độ của người điều khiển vận hành máy cao: Máy CNC hoạt động theo chương trình máy tính, các thao tác thực hiện phức tạp. Chính vì thế mà rất cần người có trình độ, chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vận hành. Thế nhưng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số lượng nhân lực giỏi còn rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy nó sẽ trở thành một nhược điểm lớn của doanh nghiệp hiện nay.

5. Công nghệ CNC ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

cách hoạt động của máy cnc

Như đã nói ở trên, công nghệ CNC ra đời đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào sự phát triển của ngành cơ khí. Không chỉ có vậy, CNC còn được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau. Cùng tìm hiểu trong nội dung phần cuối này nhé.

Công nghệ CNC chủ yếu được ứng dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, có liên quan đến vật liệu kim loại như: Chế tạo gia công, lắp đặt máy móc, trang thiết bị,… Cũng bởi ứng dụng được công nghệ CNC mà mọi thao tác, công đoạn phức tạp, nguy hiểm trước đây được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo an toàn cho người làm hơn.

Với những bài viết như thế này Công Ty Toàn Tín luôn muốn đem lại cho bạn những kiến thức cực kì bổ ích trong ngành công nghiệp cơ khí cũng như để quý khách hàng của Toàn Tín có thể hiểu rõ hơn các công nghệ hiện đại trong ngành và đưa đến những sự lựa chọn hợp lý để thuận lợi phát triển nâng cao sản lượng, chất lượng và lợi nhuận.

Ngoài ra bạn có thể liên hệ chúng tôi qua:

  • Đường dây nóng: 0932.923.309 hoặc bấm vào LIÊN HỆ

Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/cong-nghe-cnc-la-gi/